1. Bạn chán nghe về tầm nhìn, sứ mệnh mà công ty vẫn hay nói, cũng như bạn không còn tin vào những hứa hẹn mà Ban lãnh đạo sẽ mang lại cho Nhân viên.
2. Bạn thấy công ty chỉ yêu cầu bạn xử lý công việc ở mức vừa phải, làm bạn mất dần năng lực cầu tiến, hay rèn luyện năng lực ở mức cao hơn. Đồng nghĩa với việc bạn không học hỏi được gì mới cho bản thân trong suốt thời gian dài.
3. Bạn không còn thấy được ý nghĩa của công việc mình đang làm, nó không còn khiến bạn cảm thấy hứng thú.
4. Bạn không còn thấy hãnh diện khi được sếp khen ngợi nhờ đạt thành quả nào đó, vì bạn cảm thấy thành quả này không có gì đáng khen ngợi hay bạn cảm thấy sếp chỉ khen lấy lệ.
5. Bạn thấy công ty hiện tại thực sự không cho bạn cơ hội để thăng tiến hay phát triển sự nghiệp.
6. Khi có ai đó hỏi về công việc của mình, bạn thường không hài lòng, bạn chỉ thấy bức tranh u ám ở hiện tại và tương lai.
7. Bạn cảm thấy cấp trên của mình không đáng được tôn trọng nữa.
8. Bạn chỉ cảm thấy mệt mỏi khi mình được giao nhiệm vụ mới, kể cả khi nó là một nhiệm vụ dễ dàng. Bạn chỉ làm cho có mà thôi.
(Góp nhặt từ một quyển sách mới đọc gần đây)
Thông thường một Nhân viên đi phỏng vấn đều rơi vô một vài tình huống như vầy và nếu Nhà TD hỏi lý do nghỉ việc ở công ty cũ/hiện tại thì câu trả lời thường xuyên nhận được là: Tôi muốn tìm kiếm một môi trường mới có nhiều cơ hội phát triển hơn…kết cục là gần như chẳng khai thác được gì nhiều ở UV.
Nhân viên có NĂNG LỰC nhưng thiếu ĐỘNG LỰC thì làm việc cũng chưa đạt hiệu suất tốt nhất, ngược lại một bạn có ĐỘNG LỰC mạnh mẽ nhưng NĂNG LỰC chưa đủ thì cũng khó làm việc tốt. Vì vậy khi tuyển chọn Nhân sự, Nhà tuyển dụng/Hiring Manager thường mong muốn UV có cả 2 yếu tố này trong một Nhân sự mới, năng lực thì dễ đánh giá hơn qua quá trình phỏng vấn, làm bài test,… động lực thì có vẻ khó hơn. Quan trọng hơn là nếu chưa thực sự hiểu được động lực làm việc của một người thì rất khó để có thể deal lương với họ nếu chẳng may ngân sách lương của công ty ít hơn so với mức lương bạn mong muốn. Và khi tuyển NV mới vào, nếu không thực sự hiểu được động lực làm việc của họ là gì thì cũng rất khó để giữ chân và giúp họ phát triển trong tổ chức.
Anh, chị và các bạn có kinh nghiệm hay cách thức nào để có thể hỏi, khai thác và đánh giá được ĐỘNG LỰC của Ứng viên trong quá trình phỏng vấn tuyển chọn không ah?